Giỏ hàng

Tất tần tật về đơn hàng kỹ sư nông nghiệp Nhật Bản

Công việc của kỹ sư nông nghiệp tại Nhật

Theo thống kê, chỉ có khoảng 3% dân số Nhật Bản đang làm nông nghiệp. Mặc dù đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và máy móc vào canh tác nhưng tầng lớp lao động trẻ tại Nhật lại không mặn mà với công việc này vì vậy mà Nhật Bản đang thiếu lao động ngành nông nghiệp. 

Một giải pháp để giải quyết bài toán nhân lực ngành nông nghiệp tại Nhật đó là tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc có thời hạn, trong đó rất nhiều lao động Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản trong ngành nông nghiệp. 

Các đơn hàng nông nghiệp chia làm 3 đơn hàng chính với công việc cụ thể như sau:

Trồng rau quả trong nhà kính

  • Đây là đơn hàng nhận được sự quan tâm của rất nhiều lao động vì công việc đơn giản, dễ hòa nhập và thích ứng với môi trường công việc mới.
  • Công việc làm trong các mô hình nhà kính với sự trang bị bởi các thiết bị công nghệ hiện đại

Làm ruộng / Trồng rau

  • Các công việc như trồng rau, nông nghiệp lúa nước, hoa quả.. kiểm tra và chăm sóc cây trồng, điều kiện sống của chúng, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tìm ra phương pháp tối ưu cho cây trồng, lai giống cây và tạo ra những sản phẩm cho năng suất, chất lượng cao.
  • Tuy nhiên những tác động của thời tiết đôi khi cũng gây khó khăn trong quá trình làm việc.

Nông nghiệp chăn nuôi

  • Công việc phổ biến như chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn, nuôi gà…. Được làm việc trong môi trường hiện đại, với những kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến chắc chắn là cơ hội rất tốt cho lao động Việt Nam.
  • Kiểm tra chất lượng chăm sóc, áp dụng mô hình chăn nuôi hiện đại, cùng với những kĩ thuật tiên tiến đảm bảo chất lượng, sản lượng đầu ra của sản phẩm luôn đạt tốt nhất.

Yêu cầu trong tuyển kỹ sư nông nghiệp đi Nhật

Yêu cầu trong tuyển kỹ sư nông nghiệp đi Nhật

Yêu cầu trong tuyển kỹ sư nông nghiệp đi Nhật

Yêu cầu của đơn hàng việc làm Nhật Bản ngành nông nghiệp không yêu cầu quá cao đối với người lao động và hầu như lao động nào cũng có thể tham gia nếu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như:

  • Giới tính : Nam/nữ
  • Độ tuổi : Từ 18 - 35 tuổi
  • Bằng cấp :Tốt nghiệp cấp 2, cấp 3, cao đẳng, đại học trở lên
  • Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là lợi thế.
  • Tiếng Nhật: Có hoặc không
  • Có trách nhiệm, thái độ khiêm tốn, có tinh thần hợp tác và mong muốn có cơ hội học hỏi, phát triển bản thân.
  • Sức khỏe tốt. 

Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp của các công ty Nhật hiện nay khá ít nên cơ hội để các bạn đăng ký tham gia và trúng tuyển cũng không cao. Thay vào đó họ thường tuyển các vị trí quản lý, phiên dịch thương mại với Việt Nam, quản lý hỗ trợ thực tập sinh Việt Nam tại Nhật.

Như vậy, trình độ tiếng Nhật tốt hiện tại cũng là một lợi thế. Nếu có tinh thần ham học hỏi từ nền nông nghiệp Nhật, đam mê nông nghiệp công nghệ cao bạn nên tham khảo chương trình thực tập sinh liên quan đến nông nghiệp.

Chi phí và quyền lợi của kỹ sư nông nghiệp làm việc tại Nhật bản

Xem thêm: Chi phí xuất khẩu Nhật Bản diện kỹ sư hết bao nhiêu?

Chi phí và quyền lợi của kỹ sư nông nghiệp làm việc tại Nhật bản


Chi phí đơn hàng kỹ sư nông nghiệp bao gồm các khoản sau: 

  • Hộ chiếu: Đây là yêu cầu bắt buộc của chính phủ Nhật đối với người lao động nhập cảnh nước này. Nên không chỉ đơn hàng nông nghiệp mà tất cả đơn hàng khác đều phải làm hộ chiếu. Chi phí làm hộ chiếu mới là 200.000 VNĐ.
  • Visa: Khi đến Đại sứ quán Nhật Bản để làm visa thì bạn phải nộp lệ phí: Với visa có hiệu lực 1 lần mức phí là: 650.000 VNĐ. Với visa hiệu lực nhiều lần mức phí là: 1,3 triệu đồng. 
  • Khám sức khỏe: Tất cả các đơn hàng đều phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe của doanh nghiệp Nhật mới được ứng tuyển. Bạn cần ra các bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép để khám sức khỏe. Chi phí tùy thuộc vào từng viện. 
  • Học phí đào tạo dự bị: một số đơn hàng sẽ yêu cầu kinh nghiệm vì vậy bạn cần tham gia một lớp đào tạo dự bị. Học phí phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng và tùy từng trung tâm.
  • Chi phí học tiếng Nhật (tùy theo trình độ): Trình độ tiếng Nhật sẽ được chia theo từ N1 đến N5, qua mỗi một mức thì học viên đều phải thi và được cấp chứng chỉ. Thường các khóa này sẽ kéo dài từ 3 - 6 tháng. 
  • Chi phí ăn ở: một số công ty có hỗ trợ chi phí ăn ở cho người lao động trong suốt quá trình học tiếng và đào tạo tay nghề cơ bản, một số thì không.
  • Vé máy bay: các bạn có thể canh để săn vé giá rẻ từ các hãng máy bay lớn hoặc nhờ trung tâm mua hộ. 
  • Chi phí đào tạo tay nghề: các ứng viên còn cần phải được đào tạo tay nghề cơ bản sau đó mới sang làm việc và được đào tạo chuyên sâu hơn.
  • Phí dịch vụ: Đây là chi phí mà bạn phải bỏ ra để các trung tâm có thể giúp bạn làm hồ sơ, liên hệ công ty Nhật.

Ngoài tiền lương, chi phí XKLĐ thì người lao động cũng muốn biết mình được những quyền lợi gì khi đi làm tại Nhật. Số người nước ngoài sống và làm việc tại Nhật Bản là 2,73 triệu người vì vậy chính phủ Nhật Bản cần xây dựng chế độ, quyền lợi đảm bảo công bằng cho người lao động nước ngoài tại nước này. Là một lao động Việt làm việc tại Nhật, bạn sẽ nhận được những quyền lợi như:

  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của luật pháp Nhật Bản
  • Được hưởng đầy đủ quyền lợi và chế độ đúng như kỹ sư người bản địa.
  • Không giới hạn thời gian làm việc
  • Được bảo lãnh người thân sang sinh sống cùng
  • Có thể ở lại lâu dài làm việc tại Nhật Bản.
  • Chế độ đãi ngộ : Hỗ trợ chi phí đi lại, phụ cấp tiền nhà, tăng lương...

Đó là những cách thuyết phục nhất, thực tế nhất khiến Nhật Bản ngày càng có nhiều nhân tài hơn.

Danh mục tin tức

Từ khóa